THIẾT KẾ MỐI NỐI
Keo silicone là vật liệu có tính đàn hồi cực tốt ngay cả khi bị kéo giãn hay nén.Keo silicone có khả năng chống chịu hoàn toàn với thời tiết bởi biên độ dao động nhiệt độ lớn nên cho phép keo silicone thích ứng với tất cả biến động từ môi trường như : nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp gây ra sự co giãn của vật liệu, sự rung chấn và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Việc xác định chiều rộng và chiều sâu của mối nối trong giai đoạn thiết kế là rất quan trọng,ảnh hưởng tới khả năng chống chịu sự biến dạng cực đại do sự chuyển động của mối nối.
|
![]() ![]() |
Kích thước tối thiểu và tối đa cho mối nối
Kích thước | Tối thiểu (mm) | Tối đa (mm) | ||
Chiều rộng | Chiều sâu | Chiều rộng | Chiều sâu | |
Kính | 6 | 6 | 30 | 15 |
Kích thước chung | 10 | 10 | 40 | 15 |
- Tỷ lệ chiều rộng : chiều sâu phù hợp là 1:1 đến 2:1
Bảng áp dụng chuẩn
Bảng ước lượng chiều dài thực tế mà một chai silicone (300ml) có thể trám được theo lý thuyết ( tính theo mét (m) chạy dài).
Trên thực tế lượng chất trám sử dụng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kết cấu hình học của mối nối, kích thước miếng đệm , hao hụt do việc thi công và nhiều yếu tố khác.
Chiều rộng mối nối (mm) | ||||||||
6 | 8 | 10 | 12 | 15 | 20 | 25 | ||
Chiều sâu mối nối (mm) | 6 | 8.3 | 6.2 | 5 | 4.1 | 3.3 | 2.5 | 2 |
8 | 4.6 | 3.7 | 3.1 | 2.5 | 1.8 | 1.5 | ||
10 | 3 | 2.5 | 2 | 1.5 | 1.2 | |||
12 | 2 | 1.6 | 1.2 | 1 |
CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ & HƯỚNG DẪN TRÁM KEO
Chuẩn bị
- Kiểm tra thiết kế thi công
Cần kiểm tra kĩ lưỡng các mục sau song song với bản thiết kế để đảm bảo sự tương thích của loại chất trám trét sử dụng và kích thước mối nối.
- Các mối nối có được thiết kế để chống chịu sự giãn nở và thu hẹp / co rút ?
- Vật liệu chèn và băng keo có được sử dụng đúng cách ?
- Các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công ?
- Kiểm tra chiều rộng và chiều sâu của mối nối
Chiều rộng, chiều sau tối thiểu cho mối nối dịch chuyển là 10mm
- Kiểm tra bề mặt kết dính
Độ bền kết dính bị ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện bề mặt trám keo.Vì vậy, vùng trám keo cần được xem xét cẩn thận như :
- Loại vật liệu của mối nối trám trét ?
- Bề mặt trám trét có bị hư hỏng hoặc chưa được làm vệ sinh ?
- Thử nghiệm mẫu keo trước khi sử dụng
Nên trám thử keo trên một vùng nhỏ để kiểm tra độ kết dính trước khi thi công toàn bề mặt.
- Chuẩn bị vật liệu
1) Lựa chọn loại keo và màu keo thích hợp.
2) Lượng sơn lót phải đủ để phủ kín bề mặt trám trét (nếu cần).
3) Chọn vật liệu chèn phù hợp với kích thước và cấu trúc mối nối.
4) Chọn loại băng keo viền mối nối thích hợp để đảm bảo chất trám trét không tràn ra bề mặt không mong muốn.
5) Chọn loại dung môi như toluene,methyl ethyl ketone,xylene hoặc acetone để không làm hỏng bề mặt trám keo và làm sạch mối nối.Dung môi chỉ sử dụng cho các bề mặt không rỗ xốp.
NHỮNG CÔNG CỤ SỬ DỤNG KHI THI CÔNG
- Súng bắn keo silicone.
- Dụng cụ vuốt keo.
- Cọ sơn lót.
- Máy nén khí để làm sạch mối nối (tùy thuộc vào điều kiện thi công)
- Khăn / vải sạch.
- Thiết bị bảo hộ an toàn.
- Dung môi toluene,methyl ethyl ketone, acetone hoặc xylene.
Thi Công
1 Chuẩn bị và làm sạch bề mặt mối nối
Đảm bảo mối nối phải khô và sạch sẽ, không bị bám bẩn , bề mặt phải nguyên vẹn chắc chắn, không có dấu hiệu hư hỏng , rạn nứt. Không sử dụng bất kì dụng cụ nào để làm nóng hay làm khô mối nối.Sử dụng máy nén khí có màng lọc chống hơi nước để làm sạch bụi,mảnh vụn bẩn trên bề mặt mối nối bê tông và rỗ xốp. Một cách vệ sinh bề mặt khác sử dụng cọ quét. Đối với bề mặt không phải rỗ xốp như kính và kim loại, chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng phương pháp làm sạch hai miếng vải ( để có thêm thông tin,vui lòng liên hệ nhân viên kĩ thuật của công ty)
2 Thêm vật liệu chèn
Dùng dụng cụ không sắc nhọn để đưa vật liệu chèn vào mối nối tránh làm hư hại và biến dạng. Nếu bề mặt bị hư và rách sẽ làm chất trám trét nổi bọt khí.
3 Dán băng keo viền mối nối
Dán băng keo các bên của mối nối để đảm bảo chất trám được bắn gọn trong mối nối không bị tràn và dính ra bên ngoài,đạt được thẩm mĩ và hoàn thiện cao
4 Phủ dung dịch sơn lót
Đối với bề mặt rỗ xốp,khi phủ sơn lót nên sử dụng cọ nhỏ phủ trực tiếp vào mối nối. Đối với bề mặt không phải rỗ xốp nên sử dụng vải thô sạch để phủ.Khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều sơn lót vì sẽ làm giảm độ kết dính.Khi thấy sơn lót bị nhiễm bẩn hoặc có bọt khí trắng bên trong thì không được sử dụng.Sau khi phủ sơn lót, để sơn khô tối thiểu 30 phút.
5 Trám keo
Bắn chất trám trét ra khỏi đầu vòi phải đảm bảo không có bọt khí và trám đầy vào mối nối.
6 Rập tạo hình cho mối nối
Sử dụng một lực vừa phải trên chất trám để định hình mối nối, đảm bảo phần keo tiếp xúc hoàn toàn với bề mặt mối nối.
7 Gỡ băng keo viền mối nối
Nếu khi thi công có dùng băng keo thì băng keo phải được gỡ bỏ trước khi chất trám khô bề mặt hoặc lưu hóa.
8 Lưu hóa chất trám
Mối nối phải được để trong điều kiện khô ráo, sạch sẽ cho tới khi lưu hóa hoàn toàn.